Chia sẻ về quy trình quay phim hiện nay

Nhằm mục đích giúp phát triển hình thức quảng cáo truyền thống thì việc quay phim giới thiệu doanh nghiệp cũng là một hình thức hiệu quả, truyền tải các thông điệp chính qua hình ảnh và âm thanh sinh động, dễ dàng mang lại nhiều sự quan tâm và chú ý từ phía khách hàng.Gây được ấn tượng mạnh mẽ và sự lan truyền vô cùng lớn trong chiến lược quảng bá thương hiệu nếu như làm đúng cách.

Trong một đoạn phim tự giới thiệu về doanh nghiệp ngày nay, bạn không chỉ giới thiệu được dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp, bạn còn truyền tải đến những người xem về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp mình, về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, về các trang máy móc thiết bị hiện đại, về điểm mạnh vượt trội của công ty… cho người xem cái nhìn chi tiết và tổng quan về doanh nghiệp một cách sinh động và thu hút khách nhiều hơn.

Nếu như phim quảng cáo tác động nhanh, và gây ấn tượng với người xem thì loại phim doanh nghiệp lại thuyết phục người xem, giúp cho người xem có cái nhìn bao quát và tin tưởng về doanh nghiệp, sản phẩm đó nhiều hơn nữa.

Sau đây là những quy trình quay phim hiện nay đầy đủ nhất

Giai đoạn 1: Phát triển về ý tưởng (Development)

Bao gồm những công việc: tìm tòi về ý tưởng kịch bản, mua bản quyền để chuyển thể, liên hệ với các nhà đầu tư, hãng phim, diễn viên…. Dự án phim sẽ được trình lên cơ quan quản lý điện ảnh để kiểm duyệt và cấp phép. “Kịch bản” ở các giai đoạn này mới ở mức phác thảo sơ bộ, được gọi là synopsis, và chưa được gọi là kịch bản chính thức (script hoặc là screenplay).

Chia sẻ về quy trình quay phim hiện nay thì việc phát triển về ý tưởng là điều rất quan trọng để thực hiện được một bộ phim.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền sản xuất (Pre-production)

Đây thường là giai đoạn bắt đầu sau khi dự án phim chính thức được cấp phép.

Ký kết hợp đồng giữa các bên có liên quan, bao gồm là: Nhà đầu tư (cung cấp tiền để sản xuất phim), hãng phim chịu trách nhiệm về sản xuất, đạo diễn, biên kịch, giám đốc hình ảnh, dàn diễn viên (cast crew), .. và các nhân sự khác có trong đoàn phim.

  • Chốt kịch bản (script/screenplay) và phân tích kịch bản thành các phân cảnh quay (scenes)
  • Thuê phim trường, lựa chọn địa điểm để quay ngoại cảnh, xây dựng bối cảnh, thiết kế và chuẩn bị các trang phục, đạo cụ, tạo hình, thiết bị…
  • Cuối giai đoạn về tiền sản xuất, toàn bộ đoàn phim sẽ cùng ngồi lại và đọc kịch bản (read-through of the script) để thống nhất trước khi tiến hành khai máy để làm phim giới thiệu…
  • Đạo diễn (director) là người nắm quyền hành cao nhất đoàn phim. Cũng là người phác thảo ra bộ phim trong đầu mình và chỉ đạo tất cả các bộ phận triển khai theo ý mà mình mong muốn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn quay phim (filming/shooting)

Giai đoạn này thường không cần giải thích gì nhiều. Cả đoàn làm phim tập trung quay phim theo đúng tiến độ và lịch trình đã lên kế hoạch trước đó. Thường sẽ quay ngoại cảnh trước rồi mới vào phim trường quay nội cảnh.

Thường để quay hết các cảnh ở cùng một bối cảnh rồi chuyển sang bối cảnh khác để tiết kiệm về chi phí, tránh việc chạy đi chạy lại để quay lẻ tẻ, thuê đồ trả đồ cũng thuận tiện hơn. Đó cũng là lý do vì sao ảnh trường quay Thiếu nữ toàn phong cả tháng đầu chỉ toàn cảnh ở ngoài trời, và Nhược Bạch chỉ mặc đi mặc lại mỗi bộ võ phục màu đen.

Tương tự vậy thì Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, nguyên mấy tuần đầu chỉ quay ở bối cảnh là trường đại học và Dương toàn mặc áo sơ mi màu trắng hay với việc làm phim doanh nghiệp khác.

Nắm được vai trò chủ chốt của giai đoạn này là giám đốc hình ảnh (cinematographer). Khác với đạo diễn (director) là người hình dung và dẫn dắt cả đoàn làm phim xem diễn thế nào, trang phục như thế nào, bối cảnh thế nào… giám đốc hình ảnh là người trực tiếp chỉ đạo về chọn lựa những loại máy quay, góc quay, kỹ thuật quay, quay gần hay quay xa, dùng máy quay cầm tay hay là máy quay trục tự động, quay cố định hay là xài flycam, cũng như để chỉ đạo bố cục ánh sáng.

Một bộ phim có những thước phim đẹp hay không đều là do giám đốc hình ảnh. Triệu Tiểu Đinh, Anthony LaMoninara hay chính Trương Lê đều là những người thành danh từ vai trò giám đốc hình ảnh, và sau đó mới nhảy qua làm đạo diễn. Ở các giải thưởng điện ảnh, giải dành cho giám đốc hình ảnh đó chính là giải Quay phim xuất sắc.

Giai đoạn 4: Giai đoạn xử lý hậu kỳ (post-filming hoặc post-production)

Đây sẽ chính là giai đoạn sau khi đóng máy, dựa vào những phân cảnh phim đã quay được, đội hậu kỳ sẽ xử lý để cho ra một bộ phim hoàn chỉnh nhất. Công tác hậu kỳ có thể chia thành mấy bộ phận như sau:

Biên tập phim (film editing)

Là bộ phận để kiểm duyệt trong những thước phim đã quay thì những cảnh nào tốt có thể dùng, cảnh nào diễn ra không đạt hoặc mắc sạn thì phải loại bỏ, cắt nối, xâu chuỗi các phân cảnh phim đã chọn lại để thành phim hoàn chỉnh, có xử lý các kỹ xảo biên tập cơ bản như là tua nhanh, slowmotion, chỉnh màu, chỉnh sáng, cắt cúp lại các khung hình, ghép phông xanh …

Một bộ phim được biên tập tốt chính là màu phim đẹp và phù hợp với tinh thần về phim, với các tình huống được chuyển tiếp mượt mà không bị rời rạc, ghép cảnh tự nhiên, không bị sạn vớ vẩn như là lòi dây cáp, phút trước mặc áo trắng phút sau lại chuyển thành áo màu đen, đóng phim cổ trang lại thấy mặt diễn viên phản chiếu với ánh đèn điện.

Ví dụ như Ngang qua thế giới của em là một phim được biên tập rất tốt, hình ảnh mượt mà, không có sót lỗi, không lộ ánh sáng của trường quay, màu phim giống như màu giấy dầu cũ kỹ hoài cổ và đậm chất trữ tình.

Chế tác các kỹ xảo đặc biệt (visual special effects): là bộ phận để xử lý các hiệu ứng hình ảnh vượt quá khả năng của bộ phận biên tập. Thông thường khi nói đến kỹ xảo mọi người sẽ nghĩ ngay đến đồ họa quái vật, tàu vũ trụ, hay là rô bốt… tuy nhiên đó chính là kỹ xảo CGI (Computer generated imagery – hình ảnh để mô phỏng do máy tính tạo ra). Kỹ xảo nói chung ngoài loại kỹ xảo CGI mang tính siêu tưởng cao còn bao gồm thêm các hiệu ứng mô phỏng thực tế, ví dụ như các phân cảnh cháy nổ, bão lốc, tuyết rơi, động đất, đạn bay, máu bắn ….
Âm thanh và âm nhạc và lồng tiếng (Sound effect, sountrack and voice acting)
  1. Âm thanh: chỉ những tiếng động có trong phim, như tiếng kẹt cửa, tiếng gió lùa hiu hiu hay tiếng đánh đấm va chạm….
  2. Âm nhạc: bao gồm cả nhạc nền và ca khúc trong nhạc phim.
  3. Lồng tiếng: do những diễn viên trong phim hoặc các diễn viên chuyên lồng tiếng đảm nhận. Phim điện ảnh thường hay yêu cầu diễn viên tự lồng tiếng.

Cuối cùng phim hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang định dạng chiếu rạp hoặc tivi, 2D hoặc là 3D… tùy yêu cầu của khách hàng.

​Giai đoạn 5: Giai đoạn phát hành phim (Distribution)

Giai đoạn này bao gồm các công tác như sau:

  • Chế tác bộ thiết kế tuyên truyền: bao gồm việc chọn lựa và thiết kế áp phích (poster), cảnh cắt phim (still), teaser, trailer, MV ca khúc chủ đề, các hình ảnh in ấn để in phông bạt để phục vụ họp báo tuyên truyền…
  • Liên hệ với các bên phát hành phim như (cụm rạp, web phim, đài truyền hình, Liên hoan phim…) để mời bán
  • Tuyên truyền quảng bá thước phim trước khi công chiếu.
  • Chiếu thử để phục vụ giới truyền thông.
  • Với loại phim điện ảnh, sau khi chiếu rạp xong vài tháng sẽ được phát hành bản DVD.

Hiểu được về tầm quan trọng trong việc đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng, Lâm Hoàng Media luôn chú tâm đầu tư nghiêm túc từ trang thiết bị đến nhân sự thực hiện.

 

Những câu hỏi thường gặp:

Chế tác bộ thiết kế tuyên truyền bao gồm việc gì?

Chế tác bộ thiết kế tuyên truyền bao gồm về việc chọn lựa thiết kế áp phích, các cảnh cắt của phim, và các MV chủ đề, hình ảnh để in ấn cho phông bạt….

Có nên tuyên truyền quản bá thước phim trước không?

Nên tuyên truyền quảng bá thước phim trước khi được công chiếu

Có nên chiếu thử để phục vụ cho giới truyền thông hay không?

Nên chiếu thử để phục vụ cho giới truyền thông hiện nay

Đối với những loại phim điện ảnh thì sau khi chiếu rạp có được phát hành bản DVD hay không?

Đối với phim điện ảnh thì sau khi chiếu rạp xong một vài tháng sẽ có phát hành bản DVD ngay

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *