Việt Nam vẻ đẹp và số 15: KỲ BÍ THÁP CHÀM PÔ SAH INƯ

Việt Nam vẻ đẹp và số 15: KỲ BÍ THÁP CHÀM PÔ SAH INƯ
Theo truyền thuyết, nhóm đền Tháp Chăm Pô Sah Inư gắn liền với câu chuyện tình đẫm nước mắt của nàng công chúa Pô Sah Inư… (Mời các bạn nghe lời dẫn chuyện trong video này để hiểu hơn về mối tình đầy trái ngang này nhé!)
Quần thể tháp Chàm là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng nó chắt lọc những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kì bí. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa.
Cấu trúc gồm 3 tháp:
Tháp chính A có 4 tầng, càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét, một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm thì hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh. Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Trong tháp hiện còn thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni (tức là biểu tượngcủa 2 bộ phận sinh dục nam và nữ) bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Đây là công trình còn khá nguyên vẹn của cụm tháp Poshanư.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.
Tháp phụ C hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.
Trong dịp tết Katê hàng năm tại nhóm đền – tháp Poshanư đông vui như ngày hội lớn. Đồng bào Chăm tổ chức các tục lệ tín ngưỡng và hoạt động văn hóa đặc sắc. Du khách thập phương cũng đổ về đây tham quan, nghiên cứu và thưởng thức nét văn hóa truyền thống của người Chăm. Nhóm đền tháp chăm Poshanư đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích quốc gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *